Pheretima arrobusta Thai, 1984
Pheretima arrobusta Thai, 1984: Zool. Л. ҖpH., LXIII (9): p. 1326, f. 4B.
Typ: W.212; Bảo tàng động vật, Trường Đại học M. V. Lomonosov, Nga.
Nơi thu typ: Hà Nội, Việt Nam.
Synonym: Amynthas arrobustus – Blakemore, 2007.
Đặc điểm chẩn loại: Kích thước trung bình bé. Lỗ lưng đầu tiên 11/12. Đai kín, đủ. Có 2 đôi lỗ nhận tinh ở 7/8/9. Không có buồng giao phối. Có 1 nhú phụ lớn cạnh mỗi nhú đực sau vành tơ đốt xviii, không có nhú phụ sinh dục vùng nhận tinh. Manh tràng đơn giản, xxvii. Vách 8/9/10 tiêu biến.
Phân bố:
- Việt Nam: VĨNH PHÚC: H. Mê Linh; THÁI NGUYÊN: H. Định Hóa (Lê, 1995); HÀ NỘI; SƠN LA (Thái, 1984); LAI CHÂU: H. Phong Thổ, Khuối Lèng (Đỗ, 1994); PHÚ THỌ: VQG. Xuân Sơn (Huỳnh và ctv, 2005); BẮC GIANG: KBTTN. Khe Rỗ (Trần và Ngô, 2008); NINH BÌNH: VQG. Cúc Phương.
- Thế giới: Chưa tìm thấy ở nơi khác trên thế giới.
Hình. Pheretima arrobusta Thai, 1984 |
Tài liệu tham khảo:
- Thái Trần Bái (1984), Các loài mới của giống Pheretima ở Việt Nam, Zool. Jurnal, 63(9), tr. 1317 – 1327. (tiếng Nga)
- Blakemore R. J. (2007), Updated checklist of Pheretimoids (Oligochaeta: Megascolecidae: Pheretima auct.) taxa, Yokohama National University, Japan.
- Lê Văn Triển (1995), Khu hệ giun đất miền Đông Bắc Việt Nam, Luận án Phó Tiến Sĩ khoa học Sinh học, Đại học Sư Phạm Hà Nội.
- Đỗ Văn Nhượng (1994), Khu hệ giun đất miền Tây Bắc Việt Nam, Luận án Phó Tiến Sĩ khoa học Sinh học, Đại học Sư Phạm Hà Nội.
- Huỳnh Thị Kim Hối, Nguyễn Đức Anh, Vương Tấn Tú (2005), Đa dạng giun đất trong mối tương quan với một số tính chất đất ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, tr. 177 – 180.